Bệnh Trĩ Có Chữa Dứt Điểm Được Không?

Bệnh Trĩ Có Chữa Dứt Điểm Được Không?

Theo các chuyên gia, bệnh trĩ có thể chữa dứt điểm hoàn toàn

“Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không” vốn là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay bởi vì tại Việt Nam, tỉ lệ số người mắc bệnh ngày càng gia tăng.

Tuy không quá nguy hiểm, nhưng bệnh trĩ có thể làm xáo trộn tinh thần và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bệnh nhân. Thông qua bài viết dưới đây, chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời cho bạn một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất để bạn có thể yên tâm hơn trong quá trình điều trị.

1. Bệnh trĩ có thể chữa dứt điểm được không?

Theo khẳng định các bác sĩ của chuyên khoa, bệnh trĩ có thể chữa khỏi hoàn toàn và đạt hiệu quả cao nhất vào giai đoạn mới khởi phát. Vì vậy, bạn nên phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị thích hợp để có thể điều trị dứt điểm.

Tùy theo những tổn thương và mức độ cụ thể mà có những phương pháp điều trị khác nhau.

  • Điều trị bằng thủ thuật xâm lấn: 

Các phương pháp phổ biến hiện nay là chích xơ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, phương pháp sử dụng tia hồng ngoại, tia laser,…

Đây là các thủ thuật đơn giản nhằm giảm ứ đọng máu ở tĩnh mạch vùng hậu môn, tuy nhiên phương pháp này chỉ ưu tiên sử dụng cho bệnh trĩ ở mức độ 1 và 2. Đối với bệnh trĩ ở mức độ nặng, phương pháp này chỉ có tác dụng làm giảm kích thước búi trĩ để chuẩn bị cho phẫu thuật.

Chích xơ: Là phương pháp sử dụng thuốc tiêm vào lớp dưới niêm mạc trực tràng, làm búi trĩ xơ hóa và co lại. Phương pháp này có hiệu quả rõ nhưng có thể gây đau và để lại biến chứng. Mức độ nguy cơ phụ thuộc vào loại thuốc sử dụng, trang thiết bị của bệnh viện và thao tác của người thực hiện chích xơ. Do đó bạn nên lựa chọn một cơ sở uy tín để tiến hành thủ thuật.

Tiêm thuốc vào búi trĩ để gây xơ hóa và làm co búi trĩ. Phương pháp này có hiệu quả nhưng gây đau và có thể để lại biến chứng.
Chữa trĩ bằng phương pháp chích xơ với hiệu quả tốt

Thắt búi trĩ: Thắt búi trĩ chỉ nên áp dụng cho trĩ nội vào thời điểm mới xuất hiện các triệu chứng. Đây là phương pháp thắt chặt gốc búi trĩ, các búi trĩ bị cắt nguồn cung máu làm nên teo dần và hoại tử. Các chuyên gia thường sử dụng vòng cao su để thắt búi trĩ vì chi phí thấp và an toàn.

Các chuyên gia thường sử dụng vòng cao su để thắt búi trĩ vì chi phí thấp và an toàn.
Thắt búi trĩ bằng vòng cao su với chi phí hợp lí và an toàn

Quang đông hồng ngoại và cắt trĩ bằng laser: Đây là phương pháp sử dụng tia hồng ngoại hoặc tia laser để thu nhỏ, tiêu diệt búi trĩ mà không sử dụng dao mổ. Ưu điểm của phương pháp này là thực hiện nhanh chóng và hiệu quả tốt, tuy nhiên chi phí lại khá cao và có thể gây ra biến chứng sau khi điều trị như chảy máu kéo dài, hoại tử vùng cuối trực tràng.

Chữa trĩ bằng phương pháp quang đông hồng ngoại và tia lazer nhanh chóng và hiệu quả tốt tuy nhiên có thể gây biến chứng như chảy máu.
Chữa trĩ bằng phương pháp quang đông hồng ngoại và tia lazer nhanh chóng và hiệu quả tốt nhưng có thể gây biến chứng
  • Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật: 

Đối với các trường hợp bệnh nặng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân thường được các bác sĩ chỉ định can thiệp ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật. Bao gồm một số phương pháp sau:

Cắt trĩ PPH: Đây là phương pháp phẫu thuật hiện đại nhất hiện nay được các chuyên gia khuyến khích thực hiện để điều trị bệnh trĩ cấp độ 3 và 4, bệnh trĩ phức tạp hoặc khi búi trĩ có dấu hiệu nhiễm trùng. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng máy kẹp chuyên dụng để làm giãn rộng lỗ hậu môn và sau đó dùng máy khâu tự động để cắt bỏ búi trĩ một cách dứt điểm hoàn toàn.

Phương pháp này rất an toàn và không gây đau đớn cho bệnh nhân. Thời gian phục hồi ngắn và chỉ cần điều trị 1 lần là có thể điều trị dứt điểm nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về phương pháp này.

Cắt trĩ HCPT: Phương pháp cắt trĩ HCPT an toàn, không gây đau bằng cách sử dụng sóng cao tần để thắt nút, sau đó sử dụng dao điện để cắt bỏ búi trĩ. Mỗi liệu trình trị liệu chỉ khoảng 20 – 30 phút nhưng hiệu quả cao lên đến 98% nên đây là phương pháp rất được nhiều bệnh nhân ưu tiên sử dụng.

Cắt trĩ bằng phương pháp phẫu thuật hiện đại được các chuyên gia khuyến khích sử dụng bởi tính an toàn, thời gian ngắn và hiệu quả cao
Cắt trĩ bằng phương pháp phẫu thuật hiện đại được các chuyên gia khuyến khích sử dụng
  • Điều trị bằng cách sử dụng thuốc: 

Nếu để lâu không chữa trĩ kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như hoại tử búi trĩ, ung thư đại tràng. Dùng các thuốc khác nhau tùy mục đích của bác sĩ như trị viêm, teo búi trĩ, phòng nguy cơ nhiễm trùng và giảm các triệu chứng đau rát.

Càng tiến hành điều trị sớm, bệnh sẽ càng nhanh hết hơn. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc Tây y hoặc kết hợp với các thuốc Đông y với các dược liệu có tác dụng rất tốt như nha đảm tử giúp thanh nhiệt, giải độc. Sài hồ, thăng ma, liên tử giúp làm teo búi trĩ, giảm trạng thái căng phình tĩnh mạch, giảm thiểu táo bón, ngăn ngừa chảy máu hậu môn,…

Bên cạnh các loại thuốc chữa bệnh từ Tây y, Đông y thì hiện nay một trong những sản phẩm được nhiều người tin tưởng sử dụng đó là thuốc bôi trĩ. Thành phần chính thường là Propylparaben và Methylparaben có tác dụng làm co búi trĩ, giảm đau và làm mát khu vực hậu môn. Tuy nhiên bệnh nhân cần lưu ý giữ tay và hậu môn sạch sẽ trước và sau khi sử dụng dạng thuốc này vì nó có thể làm nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và có thể gây ra những biến chứng nặng nề hơn.

Bệnh nhân nên sử dụng các loại thuốc Đông y, Tây y hoặc dạng thuốc gel bôi để điều trị triệu chứng và ngắn ngừa biến chứng.
Bệnh nhân nên sử dụng các loại thuốc Đông y, Tây y hoặc dạng thuốc gel bôi để điều trị triệu chứng và ngắn ngừa biến chứng

Để điều trị dứt điểm và tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được chẩn đoán, kê đơn. Hơn thế nữa, nếu đang sử dụng bất kì một thuốc nào khác, bệnh nhân cần mang theo đơn thuốc để được tư vấn sử dụng một cách hợp lí, tránh những tương tác thuốc bất lợi xảy ra gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

2. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ (tên gọi dân gian là lòi dom) là một bệnh lý xảy ra ở vùng hậu môn. Khi các tĩnh mạch tại hậu môn bị co giãn quá mức sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng máu, lượng máu này tăng dần khiến tĩnh mạch hậu môn sẽ căng phồng lên, thành tĩnh mạch mỏng có độ đàn hồi kém thì búi trĩ bị lòi ra ngoài, cọ xát với quần trong gây sưng, viêm và đau nhức. Khi đi đại tiện, nếu phân cứng, bệnh nhân phải rặn mạnh, thành tĩnh mạch trực tràng bị vỡ gây chảy máu.

Bệnh trĩ là bệnh lí ở vùng hậu môn. Tuy không để lại hậu quả nghiêm trọng nhưng là vấn đề được rất nhiều người lo lắng và quan tâm.
Bệnh trĩ là bệnh lí ở vùng hậu môn

Hiện nay, bệnh trĩ là một căn bệnh rất phổ biến và có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, nhất là những người thường ít vận động và ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, tài xế, công nhân. Đây là bệnh về vùng kín nên nhiều người thường có tâm lí e ngại, không đi khám, nhất là phụ nữ. Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám lúc bệnh đã đến giai đoạn muộn, do vậy hiệu quả điều trị rất kém và có thể tái đi tái lại sau khi điều trị.

3. Các triệu chứng của bệnh trĩ?

Các triệu chứng của bệnh trĩ thường phụ thuộc vào từng loại bệnh trĩ. Theo các chuyên gia y học, bệnh trĩ thường được chia làm 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ nội: Các búi trĩ nằm phía bên trong của trực tràng. Trĩ nội khó có thể phát hiện được vì bệnh nhân thường không nhìn thấy và cảm nhận được chúng, và cũng rất hiếm khi gây ra các khó chịu cho người bệnh.

Khi đi phân ra ngoài hoặc có những hoạt động gắng sức mới có thể phát hiện được các triệu chứng như chảy máu màu đỏ tươi, sa lồi búi trĩ (khi trĩ ở mức độ nặng).

Trĩ ngoại: chúng thường xuất hiện ở dưới da xung quanh vùng trực tràng – hậu môn với các triệu chứng rất điển hình như:

– Cảm giác rất đau khi đi đại tiện, phân kèm nhiều máu đỏ tươi.

– Sưng hoặc viêm xung quanh vùng hậu môn của bạn.

– Đau rát thường xuyên, kể cả khi nghỉ ngơi.

– Có thể kèm theo cục máu đỏ thẫm ở vùng hậu môn.

Bệnh trĩ gồm 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại với các triệu chứng khác nhau như đau rát, sa búi trĩ, phân kèm máu đỏ tươi
Các triệu chứng khác nhau của trĩ nội và trĩ ngoại

4. Nguyên nhân bị trĩ?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở nước ta. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh trĩ là sinh lí, bệnh lí và chế độ sinh hoạt của bệnh nhân.

Sinh lí: Ở người già, các mô trong hệ thống trực tràng bị suy yếu và giãn ra, tĩnh mạch không đủ khả năng giữ lại nên các búi trĩ bị sa ra ngoài. Điều này cũng có thể xảy ra phụ nữ mang thai vì trọng lượng của em bé sẽ gây áp lực lên vùng hậu môn.

Bệnh lí: Táo bón mãn tính là yếu tố cao nhất gây ra bệnh trĩ. Nếu bạn là người béo phì hoặc rối loạn tiêu hóa và thường xuyên có những triệu chứng trên, bạn nên tầm soát để loại có thể phát hiện sớm bệnh trĩ.

Chế độ sinh hoạt: Lối sống không hợp lí làm tăng áp lực ở trực tràng dưới, các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng lên. Lâu dần hình thành bệnh trĩ.

– Ngồi lâu trong toilet.

– Căng thẳng khi đi tiêu trong một thời gian quá dài và thường xuyên.

– Nâng vật nặng thường xuyên.

– Chế độ ăn uống thiếu chất xơ.

5. Bệnh trĩ có những mức độ nào?

Dựa vào sự tiến triển của búi trĩ mà sẽ có những mức độ với các triệu chứng khác nhau.

– Độ 1: Chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ như ngứa ngáy, khó chịu không thoải mái. Các búi trĩ nhô lên tụ máu nhưng không bị sa ra khi rặn, đôi khi đi đại tiện có máu tươi.

– Độ 2: Triệu chứng chủ yếu là đi đại tiện có máu, búi trĩ lấp ló ở hậu môn, khi bệnh nhân đi đại tiện xong thì búi trĩ tự co lên.

– Độ 3: Bệnh nhân cảm thấy đau nhức trong một thời gian dài. Các búi trĩ khá lớn xuất hiện, khi đi đại tiện thì búi trĩ lòi ra và không tự co lên được. Bệnh nhân phải dùng tay đẩy nhẹ thì búi trĩ mới chịu lên.

– Độ 4: Một vài hoạt động cũng có thể làm búi trĩ sa lòi ra rất nhiều, các búi trĩ không thể co lên được, ngay cả khi sử dụng tay. Các búi trĩ lớn nằm hoàn toàn ngoài hậu môn và cọ xát với quần lót làm niêm mạc trực tràng bị trầy xướt và gây đau đớn cho bệnh nhân. Đồng thời kèm theo sự tiết dịch và chảy máu làm mất vệ sinh. Bệnh trĩ kéo dài làm ảnh hưởng đến tâm lí và hoạt động thường ngày của bệnh nhân rất nhiều.

Dựa vào triệu chứng mà có 4 mức độ và các triệu chứng khác nhau
Có 4 mức độ của bệnh trĩ

6. Một số lưu ý để có thể chữa dứt điểm bệnh trĩ

Song song với các phương pháp điều trị trên, bệnh nhân mắc trĩ cần có những lưu ý sau đây để có thể đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và hạn chế tái phát trở lại.

Tránh táo bón là một từ khóa quan trọng để điều trị bệnh trĩ. Bệnh nhân nên bổ sung thêm nhiều chất xơ vào thực đơn hàng ngày như rau xanh, trái cây và không nên ăn nhiều đồ ngọt và thực phẩm cay nóng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng không nên đi đại tiện quá lâu và rặn mạnh. Nên rửa tay thật sạch trước và sau khi đi vệ sinh.

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ nên lập thói quen sinh hoạt lành mạnh như tập thể dục và vận động nhẹ nhàng, tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Có lối sống khoa học không chỉ giúp bạn đạt hiệu quả tốt về điều trị bệnh trĩ mà còn phòng ngừa các bệnh khác.

Bệnh nhân mắc trĩ nên có lối sống khoa học, hợp lí. Nên ăn nhiều rau xanh và tập thể dục nhẹ nhàng, tránh sử dụng các chất cay nóng và rượu bia, chất kích thích..
Lối sống khoa học giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh trĩ và phòng ngừa một số bệnh khác

Để biết thêm các thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia, bác sĩ tư vấn và giúp đỡ.

 

Leave a Comment

Your email address will not be published.

TOP

X