Các Giai Đoạn Của bệnh Trĩ Và Đặc Điểm Của Từng Giai Đoạn

Các Giai Đoạn Của bệnh Trĩ Và Đặc Điểm Của Từng Giai Đoạn

cac giai doan cua benh tri

Chúng ta đều biết bệnh trĩ là căn bệnh không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn mang lại tâm lý lo sợ, ngại ngùng. Chính vì thế, việc bổ sung kiến thức về căn bệnh này cũng như các giai đoạn của bệnh trĩ sẽ giúp chúng ta phòng tránh và xử lý kịp thời. Hãy cùng theo dõi bài viết để làm rõ vấn đề này nhé!

Bệnh trĩ và các giai đoạn của bệnh trĩ ?

Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý, ngồi một chỗ trong khoảng thời gian dài,… Bệnh nhân mắc bệnh trĩ luôn cảm thấy bức bối, khó chịu do đại tiện khó khăn, đau rát vùng hậu môn hoặc có thể đại tiện ra máu. Và chúng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc hằng ngày.

tri noi va tri ngoai

Hiện nay, bệnh trĩ chủ yếu có 2 loại gồm: trĩ nội và trĩ ngoại. Và bệnh được chia thành 4 cấp độ khác nhau, tương ứng với mức độ nghiêm trọng tăng dần của căn bệnh này.

  • Cấp độ 1: Đây là cấp độ mà búi trĩ mới hình thành ở hậu môn. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng khiến bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan, không chủ động điều trị kịp thời.
  • Cấp độ 2: Giai đoạn này, người bệnh có thể quan sát búi trĩ bằng mắt thường cũng như cảm thấy đau rát, ngứa ngáy.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ ngày càng to hơn, gây vướng víu, khó chịu, cản trở, bất tiện trong sinh hoạt. Việc điều trị ở giai đoạn này cũng gặp nhiều khó khăn.
  • Cấp độ 4: Ở giai đoạn cuối cùng này, búi trĩ nằm thường trực bên ngoài hậu môn, khả năng cao phải thực hiện phẫu thuật cắt búi trĩ.

Trĩ nội và các giai đoạn của nó

Bệnh trĩ nội là căn bệnh mà các búi trĩ xuất hiện ở phía trong hậu môn – trực tràng. Bệnh do sự giãn nở quá mức của các đám rối trong tĩnh mạch gây ra. Cụ thể, bệnh được chia thành 4 giai đoạn tương ứng với 4 cấp độ của bệnh trĩ nói chung.

cac cap do cua tri noi

Giai đoạn 1 

Đây là giai đoạn đánh dấu sự xuất hiện của bệnh trĩ trong cơ thể. Vì là giai đoạn khởi phát nên trĩ nội có những dấu hiệu khá mờ nhạt, không rõ ràng như ngứa ngáy, ẩm ướt vùng hậu môn. 

Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất ở cấp độ này là đi cầu ra máu, tuy nhiên lượng máu rất ít. Người bệnh cần để ý rất kỹ hoặc vô tình phát hiện ra máu lẫn trong phân, giấy vệ sinh. Bệnh trĩ giai đoạn này chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người.

Giai đoạn 2

Do biểu hiện bệnh không rõ ràng ở giai đoạn 1 khiến người mắc bệnh không quan tâm đến việc chữa trị kịp thời dẫn đến bệnh phát triển lên giai đoạn 2. Lúc này, búi trĩ đã phát triển to hơn, việc đi đại tiện cũng đau rát hơn. Điều này là vì máu chảy nhiều hơn và thành từng giọt, không hòa lẫn vào phân như ở cấp độ 1. Do đó người bệnh có thể dễ dàng nhận ra bệnh ở giai đoạn này. 

Đây cũng là giai đoạn có thể xuất hiện hiện tượng sa búi trĩ. Khi các đám rối tĩnh mạch trĩ trong giãn nở quá mức sẽ tạo thành các búi gọi là búi trĩ trên đường lược nằm ở bên trong ống hậu môn.

Khi các búi trĩ này phát triển với kích thước ngày một to dần. Đồng thời, cộng thêm lực rặn khi đại tiện sẽ khiến chúng lòi ra ngoài, gây nên hiện tượng sa búi trĩ. Tuy nhiên các búi trĩ sẽ tự động co lại và rút vào trong ngay sau đó.

Giai đoạn 3

Từ giai đoạn này bệnh phát triển với tốc độ “chóng mặt’’ kết hợp với các biểu hiện như rỉ nhiều dịch nhầy. Do đó, dễ gây ra viêm nhiễm nên người bệnh sẽ cảm thấy đau ngứa vùng hậu môn. Đồng thời, lượng máu xuất hiện khi đại tiện nhiều hơn, liên tục và có thể phun thành tia ở những trường hợp nặng. Bởi vì nó kéo theo sự tăng trưởng về mặt kích thước của các búi trĩ. Lượng máu ứ đọng ngày càng nhiều và chảy ra ngoài khi có tác động của lực rặn.

Tình trạng sa búi trĩ cũng nghiêm trọng hơn, các búi trĩ không thể tự co lại. Khi ấy, ta phải cần dùng đến tác động của lực ấn, nhét vào thì búi trĩ mới rút vào trong. Điều này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu tự tin trong quá trình làm việc, đi lại, vận động mạnh.

Giai đoạn 4

Ở giai đoạn cuối cùng và là giai đoạn nghiêm trọng nhất của trĩ nội. Tình trạng máu chảy nhiều và liên tục sau khi đi đại tiện một thời gian dài khiến người bệnh bị mất một lượng máu lớn. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt,..

Các búi trĩ sa hẳn ra ngoài và không thể làm chúng rút vào trong hậu môn dù có bất cứ tác động nào. Hậu quả là các búi trĩ cọ sát với quần dễ gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn, viêm búi trĩ kết hợp với chất dịch nhầy luôn ẩm ướt quanh hậu môn. Tình trạng này để lâu sẽ gây ra hiện tượng hoại tử búi trĩ và lây lan sang hậu môn. Vì vậy, người bệnh cần phải nhanh chóng điều trị để ngăn chặn các biến chứng

Trĩ ngoại và các giai đoạn của nó

Trĩ ngoại là hiện tượng các búi trĩ hình thành và phát triển bên ngoài hậu môn. Nó thường gây ngứa đau, chảy máu và đôi khi máu ứ đọng lại bên trong búi trĩ. Từ đó, hình thành cục máu đông (huyết khối) khiến các búi trĩ sưng, viêm, đau dữ dội. Người bệnh dễ dàng sờ được búi trĩ nên có thể phát hiện kịp thời để điều trị.

Tương tự như trĩ nội, trĩ ngoại cũng chia thành 4 giai đoạn tương ứng với 4 cấp độ phát triển của bệnh.

cac cap do cua tri ngoai

Giai đoạn 1

Giai đoạn này, các búi trĩ kích cỡ nhỏ sẽ xuất hiện quanh niêm mạc hậu môn. Biểu hiện dễ nhận thấy là qua cảm giác lộm cộm, ngứa ngáy, nóng rát. Đồng thời, viền hậu môn sưng nhẹ hoặc có một lượng máu nhỏ trong chất thải khi đi đại tiện.  

Giai đoạn 2

Lúc này, búi trĩ đã phát triển lớn hơn, có thể sờ được bằng tay. Người sẽ bệnh cảm nhận được các cơn đau dồn dập, máu chảy nhiều hơn và thành giọt khi đi đại tiện. Thời điểm này, hậu môn đã xuất hiện chất dịch nhầy gây ngứa ngáy, khó chịu và bất tiện trong đời sống sinh hoạt.

Giai đoạn 3

Ở giai đoạn này, các búi trĩ phát triển to, sa xuống làm tắc nghẽn hậu môn. Máu chảy thành tia khiến người bệnh đau đớn dữ dội, các búi trĩ không tự co lên được. Khi ấy, ta phải dùng tay đẩy lên, dù nằm hay ngồi cũng cảm thấy đau nhức.

Giai đoạn 4

Đây giai đoạn nguy hiểm nhất của căn bệnh và sẽ gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị và cắt bỏ búi trĩ. Kích thước các búi trĩ tăng lên gây chèn tắc nghẽn hậu môn. Dịch có mùi hôi tiết ngày càng nhiều dẫn đến cảm giác ngứa ngáy, đau rát, nguy cơ viêm nhiễm, hoại tử cả búi trĩ và hậu môn. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến ung thư trực tràng.

Những lưu ý khi mắc bệnh trĩ

Trong quá trình phát hiện và điều trị bệnh trĩ, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:

thuc pham tot cho nguoi bị tri
  • Khi có một trong các biểu hiện đã được miêu tả như trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn khám chữa bệnh kịp thời. 
  • Cần thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh, hợp lý:
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả hoặc uống các loại nước ép trái cây để bổ sung chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón gây tình trạng bệnh nặng thêm.
  • Không uống rượu bia, các đồ uống có cồn và sử dụng các chất kích như thuốc lá,…
  • Không ngồi liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, tăng cường đi lại ,vận động để tăng cường sức khỏe để tránh làm bệnh nặng hơn. 
  • Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, stress trong công việc.

Hy vọng những thông tin nhathuocthanhngoc.vn vừa cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh trĩ, tác hại và các giai đoạn phát triển của căn bệnh. Qua đó, ta có thể phát hiện và điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Nếu còn thắc mắc về căn bệnh này hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi để nhận được giải đáp sớm nhất nhé!

Leave a Comment

Your email address will not be published.

TOP

X