Có Nên Cắt Trĩ Hay Không? Cần Lưu Ý Gì Không?

Có Nên Cắt Trĩ Hay Không? Cần Lưu Ý Gì Không?

co nen cat tri hay lhong

Bệnh trĩ – mới nhắc đến thôi cũng đủ khiến nhiều người e dè. Không chỉ là căn bệnh đeo bám dai dẳng, nó còn gây ám ảnh bằng cơn đau, mùi hôi,…Và để đối phó với vấn đề này nhiều người quyết định phẫu thuật cắt bỏ trĩ. Nhưng có nên cắt trĩ hay không? Điều này có để lại di chứng gì không? Tìm câu trả lời ngay nhé!

Bệnh trĩ và cách phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ và các dấu hiệu của bệnh 

Trước khi giải đáp vấn đề trên, người bệnh cần hiểu rõ về căn bệnh này. Thực tế, mỗi loại trĩ sẽ có biểu hiện nặng/ nhẹ khác nhau, mức độ ảnh hưởng tới cơ thể cũng khác nhau. Từ đó, việc có nên cắt trĩ hay cắt trĩ vào thời điểm nào thích hợp cũng cần suy xét thật cẩn thận. 

Bệnh trĩ (hay còn gọi là bệnh lòi dom) xuất hiện khi các búi tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng phồng quá mức và tạo thành búi trĩ. Căn bệnh này không phân biệt tuổi tác hay giới tính, bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Hiện nay, theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, có tới 50 -55% dân số nước ta đang phải đối mặt với căn bệnh “nhạy cảm” này. Các số liệu trên quả là điều đáng suy ngẫm.

Khi bị trĩ, người bệnh sẽ cảm thấy:

  • Đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn.
  • Táo bón kéo dài.
  • Đi nặng kèm theo máu.
  • Cộm hoặc sưng tấy ở hậu môn.

Phân loại bệnh trĩ

phan loai cac loai tri

Bệnh trĩ được chia làm 3 loại: 

  • Bệnh trĩ nội: Là khi búi trĩ hình thành từ đám rối mạch máu tĩnh mạch bên trong hậu môn phía trên đường lược. Ban đầu sẽ khó phát hiện vì nó chưa sa ra ngoài. Nhưng khi đã nặng hơn (cấp độ 3 – 4) thì búi trĩ sẽ lớn và sa hẳn ra ngoài hậu môn.
  • Bệnh trĩ ngoại: Búi trĩ phát sinh từ bên dưới đường lược, nằm dưới lớp da hoặc lớp niêm mạc ở rìa hậu môn. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bằng cách sờ và quan sát. 
  • Bệnh trĩ hỗn hợp: Là bệnh bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Có nên cắt trĩ hay không? Thời điểm nào là phù hợp?

Câu trả lời ở đây phụ thuộc vào cấp độ của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của người mắc. Ta cần tiến hành cắt bỏ búi trĩ khi nhận được chỉ định của bác sĩ. Thông thường, mắc trĩ ở cấp độ 3 – 4 sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Bởi vì đây là giai đoạn bệnh trĩ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: sa trực tràng, thiếu máu, nghẹt trĩ, hoại tử hậu môn, ung thư hậu môn…. . Cho nên cắt búi trĩ là cách giải quyết phù hợp nhất.

Ngày nay, phẫu thuật cắt trĩ không còn lạ lẫm với nhiều người. Nhờ thuốc tê cũng nhiều thiết bị hỗ trợ, quá trình này cũng diễn ra nhanh chóng và ít đau đớn hơn. Tuy nhiên, trước khi tiến hành, ta cũng cần đảm bảo sức khỏe thật tốt để tránh trường hợp hi hữu xảy ra.

Thêm vào đó, chi phí của mỗi ca tiểu phẫu như thế cũng lên đến vài triệu đồng. Vì vậy, khi bệnh mới ở giai đầu bạn hãy tìm các phương pháp đơn giản hơn để điều trị. Và chỉ khi thật sự cần thiết mới chọn cách làm này. Bạn có thể: sử dụng các loại thảo dược dân gian, bài tập trị liệu, ăn uống lành mạnh,…. để kiểm soát căn bệnh này.

Sau khi cắt trĩ nên làm gì?

Sau khi cắt trĩ cũng là thời kỳ người bệnh cần đặc biệt lưu ý tới sức khỏe và chế độ sinh hoạt. Vì vết thương nằm ở khu vực hậu môn nên rết dễ nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công. Lúc này, vết mổ dễ bị viêm trở lại và nguy hại tới sức khỏe. Người bệnh cần chú ý:

nen uong du nuoc
  • Vệ sinh sau khi cắt trĩ: Cần đi vệ sinh điều độ, không nhịn hoặc đi vệ sinh quá lâu. Bởi điều này dễ gây áp lực lên hậu môn và vết mổ, khiến vết thương bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, mỗi khi vệ sinh vùng hậu môn, không được mạnh tay. Vì nó làm hậu môn bị sưng phù, vết mổ chảy máu và gây đau đớn. 
  • Nên ăn các món mềm, dễ tiêu hóa như: cháo, súp,… để quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, vết thương nhanh lành hơn. Ngoài ra, hạn chế ăn đồ ăn giàu tinh bột, đồ ăn cay nóng,… . Vì chúng tác động gây phù nề niêm mạc hệ tiêu hóa. Từ đó dẫn tới nóng trong, vùng bị trĩ có thể bị viêm loét, chảy máu.
  • Uống nhiều nước: Uống đủ 3 lít nước mỗi ngày và hạn chế đồ uống có ga. Điều này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phân mềm hơn. Đồng thời, đi vệ sinh dễ dàng và bớt đau đớn. Đồng thời, uống nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. 
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái: Theo nhiều bác sĩ, nếu cơ thể ở trạng thái căng thẳng, khi đi vệ sinh sẽ gây áp lực lên vùng hậu môn. Sở dĩ có điều này là vì, hơi thở của ta khi ấy bị rối loạn, dẫn tới nhịp độ co thắt của ruột không đều. Và tĩnh mạch vùng hậu môn cũng co giãn bất thường, ảnh hưởng tới vết thương sau phẫu thuật.
  • Rèn luyện thể thao: Tập thể dục, thể thao vừa sức không chỉ tốt với người bị bệnh trĩ mà còn tốt với tất cả mọi người. Chăm chỉ vận động giúp giảm áp lực lên búi trĩ. Đồng thời, hạn chế các triệu chứng của căn bệnh này.

Một vài lưu ý ngắn gọn nhưng lại vô cùng quan trọng với những ai đã và sắp có ý định cắt bỏ búi trĩ. Các lý giải phía trên hẳn đã giúp bạn đọc biết được có nên cắt trĩ hay không và cần lưu ý những gì.

Như đã nói, không phải cứ bị bệnh trĩ là cần phẫu thuật cắt bỏ trĩ. Khi bệnh còn nhẹ, người hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh bằng nhiều cách. Và đơn giản nhất trong số ấy chính là có một thực đơn ăn uống khoa học. Cùng xem ngay người bị bệnh trĩ nên ăn gì nhé!

Mắc bệnh trĩ nên ăn gì?

Các loại đậu

cac loai dau tot cho nguoi bi tri

Theo nhiều nghiên cứu, ăn đậu giúp người bệnh trĩ bổ sung một lượng lớn chất xơ cho cơ thể. Cụ thể, cứ 198g đậu lăng khi đã nấu chín đáp ứng cho cơ thể 16g chất xơ (tương đương 1/2 lượng chất xơ mà cơ thể cần trong 1 ngày). Được biết, chất xơ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, phân mềm hơn nên rất tốt với người bị trĩ. 

Súp lơ xanh

Đây cũng được xem là một nguồn cung cấp lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể. Trong 76g bông cải xanh, bạn sẽ nhận được  2g chất xơ. Nó giúp cho việc đi vệ sinh đều đặn hơn, hạn chế sưng đau búi trĩ khi đi nặng. Ngoài ra, bông cải xanh còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Từ đó, tăng khả năng chống chịu của cơ thể.

Bí đao

bi dao cho nguoi bi tri

Bí đao nổi tiếng là thực phẩm có tính mát. Ăn bí đao giúp cơ thể hạ nhiệt, thanh lọc giải độc. Thêm nữa, nó cũng chứa nhiều chất xơ và nước, từ đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa rất nhiều. Việc đi vệ sinh trở nên dễ dàng hơn, tránh đau rát, mang lại cảm giác dễ chịu. Khoảng 205g bí đao sẽ có khoảng 9g chất xơ nên bí đao luôn là món ăn lý tưởng với người bị trĩ. 

Quả lê

Lê được biết tới là loại quả mọng nước và giàu vitamin. Nó giúp hạ nhiệt và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt. Bạn có thể gọt vỏ, ăn lê trực tiếp, xay sinh tố hay nấu canh loại quả này. Vị ngọt thanh mát của lê không chỉ giúp món ăn ngon hơn mà còn đánh bay các tác nhân gây bệnh trĩ từ trong cơ thể.

Chuối

chuoi tot cho nguoi bi tri

Chuối là loại trái cây không thể bỏ qua nếu ta đang tìm thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ. Chuối có được lượng chất xơ pectin dồi dào ( khoảng 3g chất xơ/ quả dài 20cm). Chất này đi vào ruột, kết hợp với nước và tạo ra một loại gel giúp bôi trơn đường ruột. Nhờ vậy, quá trình vận chuyển thức ăn và tiêu hóa cũng thuận lợi hơn.

Trên đây là lời giải đáp của nhathuoucthanhngoc.vn về câu hỏi có nên cắt trĩ hay không. Cùng với đó, chúng tôi cũng gợi ý cho bạn đọc một vài thực phẩm hỗ trợ tốt cho người bệnh trĩ. Bạn đọc nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy để lại khung bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất có thể!

Leave a Comment

Your email address will not be published.

TOP

X