Bánh Mì Với Bệnh Đau Dạ Dày – Có Lợi Hay Hại?

Bánh Mì Với Bệnh Đau Dạ Dày – Có Lợi Hay Hại?

dau da day co nen an banh mi khong

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không là câu hỏi đang được thảo luận rất sôi nổi trên nhiều diễn đàn sức khỏe. Ở Việt Nam, hiện có rất nhiều người mắc phải căn bệnh đau dạ dày. Và khi người bệnh ăn uống không kỹ sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Để có thêm bí quyết chăm sóc sức khỏe tốt hơn, tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

Câu trả lời cho câu hỏi là có, người gặp các vấn đề về dạ dày có thể yên tâm khi sử dụng bánh mì. Điều này được lý giải như sau:

tai sao banh mi chua dau da day
  • Bánh mì chứa nhiều tinh bột: khi đi vào cơ thể tinh bột sẽ tạo thành một màng bảo vệ dạ dày. Cụ thể, giúp trung hòa và giảm lượng axit tại đây, tránh gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Từ đó, hạn chế các cơn đau, giảm chứng ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày. 
  • Bánh mì khô và có tính thấm hút cao: Khi bánh mì đi vào dạ dày, nó sẽ thấm hút dịch vị thừa có tại đây. Nhờ vậy, môi trường trong hệ tiêu hóa được cân bằng. Đồng thời, niêm mạc dạ dày được bảo vệ trước tác động của acid và pepsin. 
  • Bánh mì giàu dưỡng chất: Các chuyên gia đã chỉ ra nhiều dưỡng chất có trong bánh mì. Bao gồm: chất béo, Carbohydrate, chất xơ, Protein, Selen, Folate, Thiamin, Natri, Mangan, Niacin, Sắt,… Đây đều là các chất tốt cho cơ thể không riêng gì với người đau bao tử.
  • Lượng lớn vi khuẩn axit lactic trong bánh mì: Đây là một trong các nhóm lợi khuẩn trong cơ thể. Chúng giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Cụ thể, axit lactic giúp làm giảm độ pH có trong dạ dày, chống viêm loét, xuất huyết dạ dày. Nhờ thế, các cơn đau giảm dần và tình trạng bệnh cũng được cải thiện.
  • Bánh mì rất mềm: Bánh mì được làm từ bột nên không gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa. Từ đó, dạ dày cũng như hệ tiêu hóa không phải chịu nhiều áp lực khi xử lý bánh mì.

Đau dạ dày nên ăn loại bánh mì nào?

Dù đã khẳng định bánh mì tốt cho người đau dạ dày, nhưng không phải loại bánh mì nào cũng phù hợp. Hiện nay, trên thị trường có hàng ngàn loại bánh mì đang được bày bán với thành phần và hương vị khác nhau. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn, người bệnh vẫn nên lựa chọn thật kỹ lưỡng. Dưới đây là một vài lưu ý trong việc chọn lựa loại bánh mì sao cho phù hợp với tình trạng bệnh:

Bánh mì từ ngũ cốc nguyên cám

Đây là bánh được làm từ loại bột vẫn còn chứa vỏ cám và lớp màng bao của hạt ngũ cốc tự nhiên. Trong mỗi thành phần này lại rất giàu chất xơ cùng nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cho nên, loại bánh mì này xứng đáng là lựa chọn số 1 cho người mắc bệnh dạ dày.

banh mi ngu coc nguyen cam

Bánh mì lúa mạch đen

Nhiều chuyên gia đánh giá cao bánh mì đen với người đau bao tử. Sở dĩ như vậy là vì loại bánh này chỉ chứa khoảng 20% calo. Tuy nhiên, bù lại nó có lượng chất xơ cao hơn bánh mì trắng những 4 lần. Chính vì vậy, ăn bánh mì đen giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Đồng thời, giúp tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột.

banh mi den

Bánh mì yến mạch

Bánh mì yến mạch cũng là một trong các loại bánh mì mà người bệnh dạ dày nên ăn. Loại bánh này giúp thấm hút axit dịch vị rất tốt. Nhờ thế, niêm mạc dạ dày tránh bị ăn mòn, gây viêm loét. Từ đó, giảm các cơn đau dạ dày hiệu quả, tình trạng bệnh cũng tốt lên trông thấy.

banh mi yen mach

Bánh mì sandwich trắng

Sở hữu phần vỏ và phần ruột mềm, thơm và hơi béo, bánh mì này rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Bởi lẽ, nó dễ tiêu hóa, tránh khó tiêu, táo bón. Thêm vào đó, hỗ trợ tốt các hoạt động tiêu hóa tại dạ dày. Tuy nhiên, vì giàu protein, chất béo và khoáng chất nên nếu ăn quá nhiều ta dễ bị tăng cân.

banh mi trang

Nên ăn bánh mì khi nào?

Đây là câu hỏi tưởng chừng đơn giản những không không phải ai cũng biết. Nhiều người cho rằng có thể ăn bánh mì bất cứ lúc nào nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Đặc biệt, với người bị đau bao tử, ăn bánh mì sai thời điểm dễ khiến tình trạng bệnh xấu hơn, các cơn đau dữ dội và dai dẳng hơn. 

Không ăn bánh mì trước khi đi ngủ

Đây là thời điểm cơ thể cần nghỉ ngơi và hệ tiêu hóa cũng vậy. Nếu ta ăn bánh mì lúc này sẽ khiến dạ dày bị quá tải . Cụ thể, dạ dày không thể tiêu hóa hết lượng chất hấp thu vào cơ thể. Từ đó sẽ xuất hiện tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Đồng thời, chức năng hệ tiêu hóa bị suy giảm.

Không ăn bánh mì khi đã no

Việc liên tục thu nạp thức ăn vào cơ thể sẽ khiến hệ tiêu hóa bị “kiệt sức” vì phải làm việc liên tục. Chính vì thế, để các vấn đề về dạ dày không bị trầm trọng thêm thì hãy giảm tối đa các tác động lên nó.

Các chuyên gia tiêu hóa khuyên người bệnh nên ăn các loại bánh mì đã gợi ý phía trên vào bữa sáng. Để bữa ăn thêm ngon miệng và đầy đủ dưỡng chất, ta có thể kết hợp với một ít trứng hoặc thịt. Tuy nhiên, cũng chỉ nên ăn 3 – 4 bữa bánh mì/ tuần . Điều này giúp đảm bảo sức khỏe cũng như nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Các lưu ý khi ăn bánh mì

Cùng với thời điểm ăn bánh mì, người bệnh cũng cần ghi nhớ một vài điều sau. Bạn vừa có thể thoải mái thưởng thức bánh mì, vừa không lo ảnh hưởng tới sức khỏe:

  • Chỉ nên ăn phần ruột mềm của bánh mì: Như đã nói, bánh mì ngày nay rất đa dạng. Vì thế, một số loại bánh mì có phần vỏ khá cứng. Nếu ăn quá nhiều loại bánh mì này, người đau dạ dày sẽ gặp phải những cơn đau âm ỉ, thậm chí là xuất huyết dạ dày. Vì để tiêu hóa được lớp vỏ cứng này, dạ dày phải co bóp nhiều hơn. Dẫn đến cọ xát nhiều hơn và cứ như thế bệnh sẽ nặng hơn.
  • Không ăn bánh mì cùng bơ, sữa, phô mai: Các món ăn kèm này có thể giảm khả năng thấm hút của bánh mì khi đi vào dạ dày.
  • Không ăn kèm bánh mì với các gia vị cay nóng như ớt tươi, tương ớt, muối tiêu,… . Bởi chúng sẽ làm giảm công dụng của bánh mì. Thay vào đó, chúng khiến dạ dày bị kích thích. Lúc này, các cơn đau dữ dội hơn và tình trạng viêm loét dạ dày nặng hơn.
  • Hạn chế ăn bánh mì trắng: Loại bánh này thường dễ chứa các chất tẩy trắng. Khi đi vào dạ dày sẽ gây hại dạ dày và gây nhiễm độc hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế bánh mì ngọt, nhiều đường vì chúng không những không giúp cải thiện bệnh mà còn dễ khiến cơ thể tăng cân.
nguoi dau da day khong an banh mi cung bo sua

Đau dạ dày nên ăn gì?

Cùng với bánh mì, người mắc bệnh đau dạ dày cũng cần có một thực đơn ăn uống lành mạnh và khoa học. Để kìm hãm sự phát triển của bệnh mà vẫn đảm bảo được sức khỏe, người bệnh nên bổ sung một vài thực phẩm khác như:

  • Các loại trái cây, rau củ giàu chất xơ như: chuối, táo, rau chân vịt, cải xoăn, súp lơ xanh… Chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm khó tiêu, táo bón hiệu quả.
  • Cá biển: Cá biển giàu omega 3 rất tốt trong việc kháng viêm và làm liền nhanh các tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Đồng thời, tinh chất này giúp chống rối loạn tiêu hóa, bảo vệ tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, không nên ăn cá khô, cá đông lạnh. Bởi vì chúng chứa chất bảo quản, dễ khiến bệnh thêm nặng hơn.
  • Thực phẩm giàu vitamin A (gan, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, …): Chúng làm lành các vết viêm loét tốt hơn. 

Người mắc bệnh đau dạ dày cần có sự chăm sóc thật kỹ để cải thiện các tình trạng khó chịu do căn bệnh đem đến. Đặc biệt là với vấn đề ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt hằng ngày. Chính vì thế, ghi nhớ những lưu ý mà chúng tôi đã nêu ở trên sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt hơn,

“Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không ?” – Đây là câu hỏi đã được nhathuocthanhngoc.vn giải đáp cụ thể. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy đề lại câu hỏi bên dưới. Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp sớm nhất cho bạn!

Leave a Comment

Your email address will not be published.

TOP

X