“Đau dạ dày có nên ăn đu đủ không?” là câu hỏi đang được thảo luận nhiều trên các diễn đàn sức khỏe. Nhiều người cho rằng bởi dạ dày nhạy cảm nên người bệnh phải kiêng khem nhiều thứ, bao gồm cả đu đủ. Để có câu trả lời chính xác, bạn đọc hãy xem ngay bài viết dưới đây!
Đau dạ dày có nên ăn đu đủ không?
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận định: người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn đu đủ. Thậm chí, đây còn là bài thuốc dân gian đã có từ rất lâu, được cha ông sử dụng nhiều. Đu đủ gắn liền với mọi gia đình Việt và luôn là loại trái cây được yêu thích nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào.

Sở dĩ, ăn đu đủ tốt cho người bị đau dạ dày bởi các chuyên gia đã tìm ra một loạt lợi ích từ các dưỡng chất có trong đu đủ:
- Hàm lượng chất xơ cao giúp việc chuyển hóa thức ăn dễ dàng hơn. Cùng với đó là quá trình tiêu hóa nhanh và hiệu quả hơn, giải quyết tình trạng táo bón.
- Vitamin A, C, E, K…giúp tăng cường hệ miễn dịch cho toàn cơ thể, giảm đau hiệu quả. Đồng thời, giúp làm lành nhanh các vết viêm, vết tổn thương trên niêm mạc dạ dày.
- Hai enzym chymopapain và papain giúp giảm chướng bụng, đầy hơi, ợ chua. Thêm vào đó là giúp dạ dày khỏe mạnh hơn, tăng khả năng phân hủy các protein khó tiêu trong quá trình tiêu hóa. Nhờ vậy, dạ dày cũng co bóp ít hơn, các cơn đau giảm đi rõ rệt.
- Chất lycopene giúp ngăn sự phát triển, phân hóa của nhiều tế bào xấu trong cơ thể. Từ đó, đẩy lùi nguy cơ mắc ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
- Các hoạt chất chống oxy hóa trong đu đủ giúp tăng sức chống chịu của dạ dày trước các tác nhân gây hại như vi khuẩn Hp. Đồng thời, giảm đau, giảm viêm hiệu quả, giúp phục hồi các vết viêm loét trước đó.
Từ các điểm trên, ta thấy được nhiều lợi ích của đu đủ đối với sức khỏe, đặc biệt là với người bị đau dạ dày. Vì thế, loại quả này cũng được nhiều chuyên gia dành nhiều lời khen khi vừa ngon – bổ – rẻ, vừa trị bệnh rất tốt.
Đau dạ dày nên ăn đu đủ chín hay xanh?

Trước sự so sánh này, các bác sĩ cũng chỉ ra rằng đu đủ chín tốt hơn đu đủ xanh rất nhiều. Ở đu đủ chín, hàm lượng các khoáng chất, vitamin nhiều hơn hẳn so với đu đủ xanh. Trong khi đó, đu đủ xanh còn có một lượng lớn nhựa – đây là yếu tố gây bào mòn niêm mạc dạ dày, khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.
Thêm vào đó, đu đủ chín sẽ ngọt, mềm và dễ ăn hơn rất nhiều. Nhờ đó, dạ dày co bóp ít hơn trong khi quá trình tiêu hóa vẫn diễn ra hiệu quả. Lúc này, cơ thể sẽ hấp thụ được lượng lớn vitamin, các cơn đau cũng dần được thuyên giảm.
Mặt khác, nếu đủ xanh được chế biến đúng cách, phần nhựa được loại bỏ hoàn toàn thì người đau dạ dày vẫn có thể dùng được. Bởi lúc này, dạ dày không còn bị tác động nữa, niêm mạc dạ dày không còn bị tổn thương. Thêm vào đó, thực đơn của người bệnh dạ dày cũng đa dạng hơn.
Có thể thấy, chữa đau dạ dày bằng đu đủ giúp hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu với cơ thể. Vì đây là bài thuốc dân gian và không có sự can thiệp của bất cứ loại hóa chất nào. Chính vì thế, khi tình trạng bệnh chưa thực sự nghiêm trọng, các bác sĩ vẫn khuyến khích người bệnh áp dụng phương pháp này.
Cách chế biến đu đủ để chữa đau dạ dày
Nhiều người thường cảm thấy chán nản khi nghĩ tới việc ăn đu đủ suốt nhiều ngày liền. Nhiều người cho rằng chỉ có thể ăn đu đủ chín trực tiếp, những thực tế có rất nhiều cách chế biến đu đủ giúp thực đơn của người bị đau dạ dày thêm phần đa dạng. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý một vài cách làm phổ biến nhất, đơn giản mà vô cùng hiệu quả để người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà.
Sinh tố đu đủ

Đây là món ăn rất được yêu thích. Nó như một món tráng miệng sau bữa ăn của nhiều gia đình. Món sinh tố này không chỉ dễ ăn mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Vị ngọt, mềm của đu đủ tạo cảm giác ngon miệng, dạ dày không cần co bóp quá nhiều. Từ đó, các cơn đau cũng giảm dần. Cách làm cũng rất đơn giản chỉ cần:
Chuẩn bị: 1 quả đu đủ chín (to/ nhỏ tùy thuộc vào số người ăn).
Cách làm
- Rửa sạch đu đủ, gọt bỏ hết phần vỏ ngoài. Tiếp đến, bổ đôi và loại bỏ sạch phần hạt bên trong.
- Sau đó, thái nhỏ phần thịt của đu đủ và cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Nếu bạn thích ăn ngọt, hãy cho thêm một chút đường trước khi xay.
- Đổ phần đu đủ này ra ly và để vào tủ lạnh khoảng 15 phút để thức uống này hấp dẫn và ngon hơn. Lưu ý, không nên ăn quá lạnh vì nó dễ khiến dạ dày bị kích thích. Lúc ấy, cách làm này sẽ bị phản tác dụng.
- Ta nên duy trì uống sinh tố đu đủ từ 3 – 4 ngày/ tuần. Kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tháng để thấy được sự cải thiện.
Chữa đau dạ dày bằng nước sắc đu đủ và táo
Đây là cách làm mà rất ít người biết tới. Sự kết hợp đặc biệt của đu đủ và táo sẽ tạo nên một hương vị rất đặc biệt. Vitamin và khoáng chất có trong 3 nguyên liệu này khi kết hợp sẽ giúp kháng viêm, làm lành nhanh các vết loét trên niêm mạc dạ dày. Đồng hời, tạo lớp bảo vệ niêm mạc trước các tác nhân gây tổn thương dạ dày.
Chuẩn bị: 40 gram đu đủ chí, 40 gram táo tây, 200ml nước mía.
Cách làm
- Đem táo và đu đủ chín đi rửa sạch, gọt vỏ và loại bỏ phần hạt bên trong. Sau đó, thái chúng thành những miếng nhỏ hơn.
- Cho táo, đu đủ, nước mía vào ấm sắc nước. Tiếp theo, tiến hành sắc nước này trên lửa nhỏ trong khoảng 10 rồi tắt bếp.
- Chia phần nước thu được thành 2 phần để uống vào trước bữa ăn sáng và ăn tối.
Cách làm này dù nhận được nhiều đánh giá tích cực nhưng lại gây mất thời gian. Đây là hạn chế rất lớn với nhiều người khi cuộc sống hiện đau khiến mọi thứ đều cần nhanh gọn, tiết kiệm thời gian.
Chữa đau dạ dày bằng đu đủ xanh hầm xương

Như đã nói, đu đủ xanh vẫn có thể hỗ trợ tốt cho người bị đau dạ dày nếu được chế biến đúng cách. Và hầm đu đủ với xương chính là một trong những món ăn điển hình. Món ăn này mang vị ngọt diu từ nước hầm xương và từ các tinh chất có trong quả đu đủ. Nhờ vậy, nó được mọi người yêu thích, không riêng gì người bị đau dạ dày.
Chuẩn bị
- Xương heo (hoặc giò heo, cũng có thể thay thế bằng xương bò).
- Đu đủ, 1 củ cà rốt vừa (vẫn còn cứng, chưa chín nục).
- Hành ngò, các loại gia vị (muối, tiêu, nước mắm…).
Cách làm
- Trụng 350g xương heo qua nước sôi rồi rửa sạch để tránh có mùi hôi. Tiếp theo là xào lên cùng hành và 1 chút dầu ăn. Đồng thời, nêm thêm các gia vị khác vào như muối, mắm, bột ngọt.
- Sau đó, đổ lượng nước vừa đủ vào nồi ngang với xương, đậy nắp và tiến hành hầm. Ban đầu mở lửa to, sau khi nồi sôi đều thì mở nắp và hạ lửa nhỏ dần xuống. Hầm như vậy trong khoảng 20 phút để nước hầm thật ngọt.
- Cho đu đủ và cà rốt vào hầm tiếp khoảng 10 phút cho đến khi đu đủ chín.
- Cuối cùng, khi mọi thứ đã chín thì tắt lửa, rải hành ngò lên trên. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm một chút nước mắm để ăn vừa miệng hơn, thơm ngon hơn.
Trên đây là một vài cách làm đơn giản để bạn đọc tham khảo và áp dụng tại nhà. Các cách làm này an toàn, chi phí thấp, tiết kiệm thời gian và công sức. Tham khảo ngay nhé!
Nhathuocthanhthanhngoc.vn đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi đau dạ dày có nên ăn đu đủ không ? Hy vọng rằng những thông tin đưa ra đều hữu ích với bạn đọc. Nếu đang phải chống chọi với bệnh đau dạ dày thì đừng bỏ qua bất cứ gợi ý nào mà chúng tôi vừa nêu ra. Rất có thể nó sẽ khiến bạn bất ngờ bởi hiệu quả mang lại.