Tôm Có Nằm Trong “Danh Sách Đen” Của Người Đau Dạ Dày?

Tôm Có Nằm Trong “Danh Sách Đen” Của Người Đau Dạ Dày?

dau da day co nen an tom khong

Tôm là thực phẩm giàu dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị các vấn đề về dạ dày thường có hệ tiêu hóa rất nhạy cảm. Liệu bị đau dạ dày có nên ăn tôm không? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về chủ đề này, hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!

Đau dạ dày có nên ăn tôm không?

Ta không thể phủ nhận lợi ích của tôm với sức khỏe. Tôm là loại thực phẩm giàu canxi, tốt cho sự phát triển của não bộ và hệ thống xương khớp. Tôm rất cần thiết cho trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Tuy nhiên, với người bị đau dạ dày thì cần đặc biệt chú ý đối với tôm. Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia, bác sĩ đã đưa ra khuyến cáo rằng: bị đau dạ dày KHÔNG NÊN ăn tôm. Điều này được giải thích như sau:

dau da day co nen an tom khong thuc pham tot cho da day

Tôm chứa nhiều chất đạm: Tôm được xem là thực phẩm giàu chất đạm. Chất này thuộc nhóm chất khó tiêu. Nó sẽ khiến dạ dày phải co bóp nhiều hơn, dẫn tới tình trạng suy yếu. Khi ấy, bệnh đau dạ dày xuất hiện kèm thêm chứng ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn…

Tôm chứa nhiều vi khuẩn ký sinh: Điều này đã được nói trên báo đài rất nhiều. Không riêng tôm mà có rất nhiều hải sản khác như cua, ốc, sò,… cũng chứa vi khuẩn gây hại. Nếu không được vệ sinh, chế biến thật kỹ, các loại vi khuẩn này sẽ gây tổn thương hệ tiêu hóa. Cụ thể, niêm mạc dạ dày sẽ bị viêm loét, dẫn tới những cơn đau thắt, đau quặn bụng.

Vì những lý do trên, người đau dạ dày hãy cẩn trọng và hạn chế tối đa việc ăn tôm. Với những ai thực sự nhạy cảm, có thể cảm nhận ngay cơn đau khi ăn tôm. Do đó, trong trường hợp cần thiết, hãy chỉ nên ăn một lượng nhỏ phù hợp để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể mà thôi.

Bị đau dạ dày nên ăn gì?

Nếu không ăn được tôm hẳn nhiều người sẽ thắc mắc vậy người đau dạ dày nên ăn gì. Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi này. Cùng tham khảo ngay nhé!

thuc pham tot cho da day
  • Đậu bắp: Đậu bắp chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như arotene, vitamin B, C, E, pectin. Các hoạt chất này giúp làm lành nhanh các tổn thương trên niêm mạc dạ dày.
  • Sữa chua: Trong sữa chua có hàng ngàn lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Chính vì thế, bổ sung sữa chua đồng nghĩa với tăng lượng lợi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn có hại. Nhờ vậy, hệ đường ruột hoạt động tốt hơn.
  • Rau chân vịt: Loại rau này tốt cho quá trình tiêu hóa nhờ chứa nhiều scellulose. Đây là hoạt chất giúp nhu động ruột điều hòa tốt hơn, chữa lành các tổn thương trên niêm mạc dạ dày.
  • Táo: Đây là trái cây không thể thiếu trong lời khuyên của các chuyên gia đối với bệnh nhân bị đau dạ dày. Táo tốt cho đường ruột bởi nó chứa pectin – hoạt chất thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Giúp hệ tiêu hóa ổn định và giảm phần nào các cơn đau.
  • Nghệ: Đây được xem là “khắc tinh” của bệnh đau dạ dày. Tinh chất curcumin có trong nghệ giúp làm lành các vết viêm loét trên bề mặt dạ dày. Đồng thời tạo màng bảo vệ niêm mạc dạ dày trước vi khuẩn Hp.
  • Chuối: Đây cũng được xem là trái cây người bị đau dạ dày nên ăn. Chuối sở hữu nhiều dưỡng chất giúp trung hòa axit dạ dày. Nhờ vậy, các cơn đau dạ dày giảm đi rõ rệt, các hiện tượng ợ hơi, chướng bụng cũng ít xuất hiện hơn.
  • Các loại hạt thô (điều, hạt óc chó, mè,…): Chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin B và chất khoáng có lợi cho sức khỏe. Các loại hạt này giúp quá trình chuyển hóa thức ăn thuận lợi hơn, hạn chế tối đa các tổn thương trên niêm mạc dạ dày.

Cùng với việc giải đáp “đau dạ dày có nên ăn tôm không”, chúng tôi cũng đã liệt kê giúp bạn đọc hiểu thêm các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Còn rất nhiều thực phẩm khác tốt cho người đau dạ dày. Đừng để việc ăn uống lấy đi niềm vui thường ngày của bạn!

Đau dạ dày cần tránh điều gì?

Như đã nói, bệnh đau dạ dày khiến việc ăn uống của người bệnh có nhiều thay đổi. Để có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh cũng như “sống hòa hợp” được với căn bệnh “khó chiều” này, hãy xem ngay những lưu ý dưới đây:

khong an qua nhanh

Ăn thực phẩm sạch, chế biến kỹ

Vi khuẩn khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày. Đây là loại vi khuẩn thông qua thực phẩm bẩn hay việc tiếp xúc thân mật (hôn môi) để  đi vào dạ dày – đường ruột.  

Chính vì vậy,  ăn thực không đảm bảo, ôi thiu sẽ khiến ta dễ dàng mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Chúng sẽ phá hủy lớp bảo vệ trên niêm mạc dạ dày, tạo thành các ổ viêm. Vì thế, hãy lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, uy tín. Đồng thời, không sử dụng các món ăn đã để qua ngày hay có dấu hiệu hư hỏng.

Đồ ăn được nấu chín

Nấu chín thức ăn giúp thức ăn mềm hơn, dễ nhai, dễ nuốt và dễ tiêu hóa hơn. Nhờ vậy, dạ dày cũng co bóp dễ dàng hơn, các cơn đau cũng giảm đi trông thấy.

Với thức ăn chưa chín kỹ, có thể chứa vi khuẩn Salmonella và Vibrio Vulnificus. Đây là các loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ tiêu hóa gây rối loạn hệ tiêu hóa. Hơn thế, chúng cũng có thể tấn công tuần hoàn máu, gây nôn mửa, nóng sốt, đau đầu,…

Không ăn quá no

Ăn quá no đồng nghĩa với việc dạ dày phải hoạt động nhiều hơn. Lúc này, dạ dày sẽ bị quá tải và dẫn tới các cơn đau dạ dày. 

Thêm vào đó, phần lớn chúng ta thường không chăm chút cho bữa sáng mà chỉ tập trung ăn no vào buổi tối. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hệ tiêu hóa, dạ dày sẽ bị kích thích, dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn gây viêm đau dạ dày. Đồng thời, ăn quá no vào buổi tối dễ tăng cân và gây khó ngủ.

Không ăn quá nhanh 

Theo nhiều chuyên gia, ăn quá nhanh sẽ khiến bệnh đau dạ dày trầm trọng hơn. Khi ấy, thức ăn chưa hoàn toàn được nghiền nhỏ cùng với lượng lớn thức ăn đi vào dạ dày sẽ khiến dạ dày xử lý không kịp. Điều này gây áp lực lớn lên dạ dày và lâu dần khiến các cơn đau trầm trọng hơn. 

Cùng với đó, việc ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp giảm lượng axit dịch vị được tiết ra. Từ đó, hạn chế tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày. Tình trạng đau dạ dày cũng được cải thiện từng ngày.

Một vài lưu ý khác với người đau dạ dày

  • Không ăn thức ăn quá mặn, quá cay, quá chua: Các loại thức ăn này sẽ khiến dạ dày bị kích thích, tiết nhiều dịch vị axit hơn. Từ đó, các vết viêm loét nặng hơn, kèm theo là chứng đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu,…
  • Tránh uống trà sau khi ăn hải sản: Cách ăn này sẽ kích thích dạ dày, đường ruột. Trong trường hợp nặng có thể gây đau bụng, nôn mửa, đau đầu, chướng bụng,…
  • Nên ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng, áp lực kéo dài.
  • Nên luyện tập thể thao vừa sức để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Phụ nữ có thai đang cho con bú, người bệnh gút, dị ứng hải sản không nên ăn quá nhiều tôm nói riêng và hải sản nói chung. 
ren luyen the thao tot cho da day

Trên đây là một vài lưu ý mà người bị đau dạ dày cần ghi nhớ. Vì là căn bệnh nhạy cảm, hãy quan sát cơ thể thật kỹ để có những điều chỉnh phù hợp.

Nhathuocthanhngoc.vn đã giúp bạn đọc giải quyết câu hỏi đau dạ dày có nên ăn tôm không. Cùng với đó, chúng tôi cũng cung cấp thêm một vài thông tin hữu ích khác để bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi ở khung bình luận bên dưới. Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn sớm nhất cơ thể! 

Leave a Comment

Your email address will not be published.

TOP

X