Uống Sữa Có Khiến Bệnh Đau Dạ Dày Thêm Nghiêm Trọng ?

Uống Sữa Có Khiến Bệnh Đau Dạ Dày Thêm Nghiêm Trọng ?

dau da day co nen uong sua khong

Sữa được nhận định là nguồn cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, đau dạ dày là một căn bệnh “khá nhạy cảm”, phải kiêng khem nhiều thứ. Vậy, sữa có nằm trong “danh sách cấm kỵ” ấy? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải cho câu hỏi: người đau dạ dày có nên uống sữa không nhé!

Đau dạ dày có nên uống sữa không?

Đáp án cho câu hỏi này là: Có! Vì ở từng giai đoạn phát triển, cơ thể luôn cần một lượng dưỡng chất nhất định. Trong khi đó, sữa lại là nguồn bổ sung chúng đầy đủ và hiệu quả. Chính vì thế, để đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái tốt, người đau dạ dày vẫn cần uống sữa.  

Điều khác biệt ở đây là người đau dạ dày sẽ cần lựa chọn loại sữa phù hợp với tình trạng sức khỏe. Đồng thời có một chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo an toàn và hạn chế bệnh chuyển biến trầm trọng.

Cụ thể, trong trường hợp người đau dạ dày uống quá nhiều sữa sẽ khiến axit dạ dày tiết ra nhiều hơn. Lúc này, các vết viêm loét sẽ nặng hơn, các cơn đau dạ dày sẽ liên tục và dai dẳng hơn. Do đó, các chuyên gia luôn khuyên người bị đau dạ dày nên uống sữa vừa đủ và đúng cách.

Công dụng của sữa đối với người đau dạ dày

Như đã nói, chỉ cần người bị đau dạ dày uống sữa đúng cách và vừa đủ thì cơ thể sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Bởi trong sữa chứa đựng nhiều dưỡng chất tốt với công dụng như:

tinh chat trong sua
  • Protein, vitamin, khoáng chất… giúp nuôi dưỡng tế bào, tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ vậy, các vi khuẩn hay tác nhân gây viêm ở niêm mạc dạ dày sẽ không có cơ hội phát triển.
  • Axit lactic – đây là một trong những hoạt chất nổi bật, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời, tiêu diệt vi khuẩn Hp – loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Chất béo có trong sữa giúp tái tạovà sản sinh ra nhiều tế bào tốt và khỏe mạnh hơn. 
  • Protein và Calories là 2 dưỡng chất có nhiều trong sữa tươi. Chúng giúp vết viêm loét trên niêm mạc lành lại nhanh hơn. Nhờ vậy, bệnh đau dạ dày sẽ được cải thiện rõ rệt.
  • Các loại vitamin A, B, B2, B12, D….. giúp kích thích hệ tiêu hóa, người bệnh ăn uống ngon miệng hơn. Đồng thời, thị lực được cải thiện, não bộ cũng được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
  • Các khoáng chất như Magie, Canxi, Sắt, Phosphorus,… hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng tốt hơn. Từ đó, dạ dày giảm được áp lực, bệnh đau dạ dày cũng có phần thuyên giảm.

Các loại sữa tốt cho người đau dạ dày

Như đã nói, dù sữa cần thiết cho cơ thể, những người bị các vấn đề về dạ dày thì không phải loại sữa nào cũng uống được. Để tình trạng bệnh không xấu đi, thậm chí là được cải thiện, chúng tôi xin đưa ra một vài gợi ý. Cùng tham khảo ngay nhé!

Sữa tươi 

dau da day uong sua tuoi

Đây là loại sữa phổ biến và hiện đang được chọn mua nhiều nhất. Không chỉ bởi hàm lượng dinh dưỡng cao mà nó còn vô cùng tiện dụng. Sữa tươi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất tốt hơn. Đồng thời, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp dạ dày không bị quá tải, giảm chứng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng,…
  • Hỗ trợ làm lành các tổn thương trên niêm mạc dạ dày. 
  • Giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày. Từ đó, giảm thiểu các cơn đau quặn, đau âm ỉ.

Để uống sữa tươi thật hiệu quả , người bị đau dạ dày cũng cần lưu ý:

  • Không nên uống sữa vào buổi sáng, khi bụng đói.
  • Mỗi ngày chỉ nên uống 1 ly sữa tươi và nên uống sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
  • Người đau dạ dày nên uống sữa tươi tách béo hơn là sữa tươi nguyên kem. 

Sữa chua

dau da day an sua chua

Sữa chua không chỉ tốt với người đau dạ dày mà ngay cả người bình thường cũng nên ăn sữa chua thường xuyên. Sữa chua chứa hàng ngàn lợi khuẩn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh công dụng tuyệt vời mà sữa chua mang đến cho sức khỏe như:

  • Nghiên cứu chỉ ra men vi sinh giúp đường ruột hoạt động tốt hơn. Tình trạng táo bón giảm đi đáng kể (công bố trên Tạp chí Bệnh tiêu hóa năm 2009).
  • Trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ, các chuyên gia đã nhận định: việc uống thêm 1 cốc sữa chua sau khi uống thuốc chống viêm loét dạ dày sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp cao gấp 4 lần.
  • Sữa chua nên được ăn vào buổi sáng. Bạn cũng có thể ăn nó giống như món tráng miệng. Không nên ăn vào lúc đói bởi men vi sinh trong sữa chua có thể khiến vết viêm nặng hơn.

Sữa đặc

dau da day an sua dac

Các loại sữa đặc có đường như sữa Ông Thọ , Ngôi sao phương nam, … chứa lượng lớn dưỡng chất và vitamin. Protein có trong sữa này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp tránh các tác động xấu do axit dạ dày gây ra. Cụ thể, khi ta lên cơn đau dạ dày, ta chỉ cần uống 1 ly sữa ấm sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, đường và chất béo trong sữa đặc khá cao, tốt nhất ta nên pha loãng sữa (1.5 thìa sữa đặc với 250 -300 ml nước ấm). Ta có thể uống sữa ấm như thế trước lúc đi ngủ 30 phút. Điều này sẽ giúp những cơn đau dạ dày dịu đi và dễ ngủ hơn.

Tương tự sữa tươi, mỗi ngày ta chỉ nên uống 1 ly sữa đặc mà thôi. Nên uống sau khi ăn 1 tiếng vào buổi sáng hoặc buổi tối. Ta cũng có thể cho thêm 1 thìa bột nghệ để hiệu quả cao hơn. 

Sữa hạt

Đây là loại sữa đang được nhiều chuyên gia về sức khỏe đánh giá rất cao. Thành phần chính của sữa này là các tinh chất có trong hạt kết hợp cùng sữa tươi đã qua xử lý. Chính nhờ vậy, khi uống, người mắc bệnh sẽ cảm nhận được hương thơm và vị béo đặc trưng của hạt.

Thêm vào đó, chất đạm có trong hạt lành tính nên rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người lớn tuổi. Hoạt chất này không chỉ giúp làm lành vết viêm loét dạ dày, mà còn tăng cường sức khỏe tim mạch, trí não cho người uống. 

Sữa từ hạt óc chó, hạt sen, hạnh nhân, bí ngô,…. rất tốt với người gặp vấn đề về dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên uống sữa ấm và không uống khi bụng đói để hiệu quả được cao nhất.

Những lưu ý khi uống sữa đối với người đau dạ dày

Để sức khỏe cũng như tình trạng bệnh được cải thiện, người đau dạ dày khi uống sữa cần lưu ý những điều dưới đây:

dau đay khong an thuc an nhanh
  • Mỗi ngày chỉ nên uống 1 ly sữa (khoảng 500ml). Vì sữa giàu dưỡng chất, nên khi uống quá nhiều cơ thể sẽ dư thừa chất, gây chướng bụng, đầy hơi và khó chịu. Thêm vào đó, axit dạ dày tiết ra cũng nhiều hơn, kích thích các vết loét dẫn đến các cơn đau dữ dội hơn.
  • Nên uống sữa ấm. Bạn có thể đun sôi nước, sau đó để nguội bớt rồi mới pha sữa. Không nên đun sôi sữa trực tiếp trên bếp. Điều này sẽ khiến sữa bị mất dưỡng chất và hết tác dụng.
  • Không nên uống sữa khi đang đói. Nó sẽ khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, khiến bệnh nặng hơn.
  • Có thể kết hợp sữa cùng với bánh mì, bánh quy, các món ăn có tinh bột. Chúng sẽ giúp dạ dày co bóp dễ hơn, tránh gây áp lực lên dạ dày.
  • Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng (ớt, tiêu,…), quá chua (chanh, cam, xoài, …). Chúng sẽ kích thích dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa, tình trạng viêm loét nặng sẽ nặng hơn.
  • Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, khó tiêu,…. Chúng sẽ gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua,…
  • Sau khi uống sữa, ăn sữa chua không nên uống thêm nước trái cây. Bởi nó sẽ làm mất đi tác dụng của các dưỡng chất có trong sữa. 
  • Nên kết hợp ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ. Chúng sẽ quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, tăng cường chức năng của dạ dày.
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, đúng giờ và kết hợp tập thể thao vừa sức. Điều này không chỉ tốt cho dạ dày mà còn tăng cường sức đề kháng của cơ thể. 

Khi đã nắm được các lưu ý phía trên, dù cho bạn đang phải đối mặt với bệnh đau dạ dày thì việc uống sữa không còn là vấn đề nữa nhé ! 

Nhathuocthanhngoc.vn đã giúp bạn đọc trả lời thắc mắc người đau dạ dày có nên uống sữa không. Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa cung cấp sẽ thật hữu ích với bạn. Đừng ngại để lại câu hỏi nếu bạn còn bất cứ nghi vấn nào và chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp sớm nhất cho bạn!

Leave a Comment

Your email address will not be published.

TOP

X